Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Cường Lợi ( Cập nhật ngày: 01/06/2023 )1. Vị trí địa lý Cường Lợi là xã miền núi, nằm ở cực đông của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, có diện tích đất tự nhiên là 26,99km2, bao gồm có 10 thôn bản; nằm trong tọa độ địa lý từ khoảng 22016’28” vĩ độ Bắc 106012’39” kinh độ Đông. – Phía Đông giáp huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. – Phía Tây giáp xã Văn Vũ. – Phía Nam giáp thị trấn Yến Lạc và xã Kim Lư. – Phía Bắc giáp xã Văn Vũ. Cường Lợi là cách trung huyện Na Rì 7km, có tuyến quốc lộ 3B chạy qua. Đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, Trạm y tế xã mặc dù được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn. 2. Địa hình Cường Lợi có địa hình đồi núi cao, giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp chạy dọc theo các con suối và các khe núi. Độ cao trung bình từ 300m đến 700m, độ dốc trung bình từ 15 – 350. 3. Thủy văn Trên địa bàn xã Cường Lợi chủ yếu là các suối nhỏ, ngắn, độ dốc lớn. Cường Lợi có 27,14ha diện tích mặt nước, gồm các suối, khe rạch, trong đó có suối Cường Lợi, chảy từ đông sang tây xã. Đây là nguồn nước tự nhiên được nhân dân khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước ngầm cơ bản chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng và chất lượng. – Lượng mưa trung bình năm 1.084 mm, lượng mưa cao nhất vào tháng 5, 6,7, trung bình khoảng từ 186,2 mm/tháng đến 242,0 mm/tháng, lượng mưa thấp nhất vào tháng 11 – 12. – Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 840 mm, thấp nhất là 65,4 mm vào tháng 2, cao nhất 77 mm vào tháng 4. – Gió, bão: Là xã miền núi được bao bọc bởi những dãy núi cao nên xã không có hướng gió nhất định. Trên địa bàn xã chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông – Bắc Bộ nên có gió mùa Đông – Bắc và gió Tây – Nam. Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã tương đối thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên là xã vùng cao, ảnh hưởng của núi đá nên vào mùa đông có sương muối, mưa phùn. Thời tiết hanh khô có khi phải chịu hạn hán, vào mùa mưa do địa hình cao, độ dốc lớn, có mưa nhiều dễ gây ra lũ cuốn, lũ quét làm xói mòn, lở đất của các dãy đồi, núi. 2. Các nguồn tài nguyên 2.1. Tài nguyên đất Đất đai xã Cường Lợi gồm các nhóm đất chính: – Đất Feralit đỏ nâu trên núi đá vôi: Đất có thành phần cơ giới trung bình, tỷ lệ mùn cao, hàm lượng lân kali tổng số cao. Loại đất này phân bố ở những thung lũng dưới núi đá vôi, đất thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp, ăn quả phát triển kinh tế. – Đất Feralit vàng đỏ trên đất phiến thạch sét: đất có thành phần cơ giới nhẹ phân bố rải rác tại vùng đồi thấp, đất thích hợp cho cây trồng lâm nghiệp. – Đất phù sa suối ngòi: Phân bố dọc các triền suối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, thô, địa hình bậc thang. Tỷ lệ mùn trong đất cao, đạm dễ tiêu khá, tỷ lệ can xi trong đất thấp, hàm lượng sắt và nhôm di động cao. Đây là loại đất thích hợp với cây lúa và cây trồng ngắn ngày khác. 2.2. Tài nguyên nước Toàn xã có: 20,01 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Đây là nguồn nước tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đến nay trên địa bàn xã chưa có nghiên cứu cụ thể về nguồn nước ngầm. Diện tích đất lâm nghiệp của xã Cường Lợi có: 868,90 ha, toàn bộ diện tích này đề là đất rừng sản xuất. Rừng trồng chủ yếu là mỡ, keo đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, một phần có khả năng khai thác. Động vật rừng còn rất ít, chủ yếu là các loài chim, chồn, sóc. Nhìn chung xã Cường Lợi có trữ lượng rừng tự nhiên cùng với rừng trồng đang phát triển, được quản lý bảo vệ tốt, lâm nghiệp sẽ là ngành kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới. 2.4 Tài nguyên nhân văn Là xã có nhiều dân tộc sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, Kinh, H’mông, Mường, Sán chỉ … (trong đó đông nhất là dân tộc Tày và dân tộc Nùng) đều thuộc ngữ hệ Nam Á và tương đối đồng nhất. Trong suốt chiều dài lịch sử, Cường Lợi luôn là vùng dất có truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế – xã hội, trong xu hướng hội nhập; là thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng xã Cường Lợi giàu, đẹp, văn minh. 3. Thực trạng cảnh quan môi trường Cường Lợi là xã có địa hình cao, nhiều dãy núi. Đan xen là những con suối, khe suối những dải đồi, những khu rừng tự nhiên, những vùng cây công nghiệp đan xen với những đồng lúa tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó là các di tích lịch sử, các thắng cảnh thiên nhiên, những bản, làng đặc trưng của người dân tộc Dao thôn Nặm Dắm, Tuy nhiên, môi trường tự nhiên của Cường Lợi cũng đã và đang bị xâm hại, diện tích rừng bị suy giảm trong một thời gian dài. Cùng với sự mất rừng là sự suy giảm tới mức báo động các lâm sản và động vật quý hiếm, dẫn đến sự suy giảm sinh thái, xói mòn đất. Nguồn nước của các con sông lớn trong mùa khô thường bị cạn kiệt, hiện tượng lũ, lụt gây sạt lở đất và lũ quét đôi khi xảy ra. Cường Lợi có tốc độ đô thị hóa chậm, các hoạt động công nghiệp chưa phát triển. Tại các điểm dân cư tập trung có mật độ xây dựng lớn, dịch vụ, khu vực khai thác mỏ… Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hóa học trong nông nghiệp, những tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc,… cũng gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ. Từ các đặc điểm trên, trong giai đoạn tới, cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi để phát triển kinh tế – xã hội cần có các biện pháp bảo vệ và trồng rừng, quản lý khai thác các nguồn tài nguyên./. |